Chi tiết - Ban Dân tộc

Thực hiện Chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội (HĐQT NHCS) tỉnh Quảng Trị năm 2023, ngày 27/10/2023 Đoàn kiểm tra Ban Đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã tiến hoành kiểm tra tại huyện Đakrông.

Tham dự Đoàn kiểm tra có bà Hồ Thị Lệ Hà – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Thành viên Ban Đại diện HĐQT NHCS – Trưởng đoàn; Đại diện Ban giám đốc NHCSXH tỉnh; Cán bộ NHCSXH tỉnh và cán bộ Ban Dân tộc tỉnh. Về phía huyện Đakrông có thành viên Ban Đại diện cấp huyện phụ trách địa bàn Thị trấn Krông Klang; Lãnh đạo tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác huyện Đakrông và Đại diện Ban giám đốc NHCSXH huyện Đakrông. Tham gia buổi làm việc còn có Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch UBND; cán bộ giảm nghèo; Lãnh đạo tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác và Tổ trưởng Tổ TK&VV của thị trấn Krông Klang.

    

Bà Hồ Thị Lệ Hà – Trưởng Ban Dân tộc – Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát

 Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Đại diện HĐQT NHCS huyện Đakrông.

Trong thời gian qua, Ban Đại diện HĐQT NHCS huyện đã thực hiện tốt công tác tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06/KL/TW của Ban Bí thư về thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Triển khai kịp thời các Chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình cho vay đối với học sinh, sinh viên nghèo; hộ nghèo; cho vay vốn đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn… đặc biệt là việc triển khai thực Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi.

Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp người dân phát triển sản xuất cải thiện đời sống; Có gần 4.000 lượt hộ ghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, phục vụ an sinh xã hội. Hỗ trợ vốn xây dựng 2.500 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường; tạo việc làm cho 825 lao động, 65 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Riêng đối với cho vay theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tổ chức cho vay 7.100 triệu đồng với 176 hộ gia đình xây mới nhà ở chiểm tỷ lệ 33,6% kế hoạch.

Đoàn kiểm tra đang kiểm tra quá trình triển khai xây dựng nhà ở của người dân thuộc diện hỗ trợ nhà ở của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi

Với mục đích giúp cho người nghèo dân tộc thiểu số xóa bỏ nhà tạm bợ và có một ngôi nhà "3 cứng" để ở, UBND huyện Đakrông đã lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hộ vùng ĐBDTTS và miền núi mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 40 triệu đồng, vốn đối ứng của địa phương 4 triệu, nguồn vốn của Đề án 197 về hỗ trợ nhà ở là 30 triệu đồng và nguồn vốn vay theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP là 40 triệu đồng đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn có điều kiện xây một nhà ở mới để ổn định cuộc sống.

Bà Hồ Thị Lệ Hà đang trao đổi với người dân về chính sách hỗ trợ nhà ở và lồng ghép các nguồn vốn trong xây dựng nhà ở.

Thông qua buổi kiểm tra, Bà Hồ Thị Lệ Hà – Trưởng đoàn giám sát đã đánh giá cao những kết quả đạt được và vai trò của Ban Đại diện HĐQT NHCS trong triển khai các hoạt động tín dụng đặc biệt là trong việc đẩy mạnh việc giải ngân nguồn vốn vay theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP cũng như sự linh động của UBND huyện Đakrông trong việc lồng ghép các nguồn vốn để tạo điều kiện cho các hộ nghèo đồng bà dân tộc thiểu số có thể hoàn thiện ngôi nhà trong mơ của mình. Đồng thời, Bà Hồ Thị Lệ Hà cũng khẳng định: Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 là chủ trương lớn, có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đối với đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở. Chính sách tín dụng ưu đãi được người dân phấn khởi đón nhận với hy vọng nguồn vốn vay lãi suất thấp và thời hạn dài sẽ giúp họ sớm cải thiện điều kiện về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề và đó chính là động lực giúp bà con tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế để có cuộc sống no ấm hơn, từng bước thoát nghèo bền vững.

 

Tác giả: Trần Thị Nguyệt

Hiệp định CPTPP và EVFTA
EVFTA
ab
Chương trình 135
Điều tra 53 dân tộc

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 38

Tổng lượt truy cập: 2.164.965