Chi tiết - Ban Dân tộc

Ngày 17 tháng 6 năm 2022, tại thành phố Đông Hà, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc) tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiêu quả thực hiện chính sách và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền Trung”.

Tham dự Hội thảo có đại diện Vụ Dân tộc thiểu số, đại diện Ban Dân tộc các tỉnh khu vực miền Trung. Về phía tỉnh có các sở ngành liên quan: Ban Dân tộc, Công an tỉnh Quảng Trị, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Dân tộc hai huyện Hướng Hóa và Đakrông, 20 đại biểu là người có uy tín trong đồng bào DTTS đại diện cho 191 người có uy tín trên địa bàn toàn tỉnh.

 

Tại Hội thảo, đại biểu các tỉnh đã đánh giá vai trò và quá trình thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2011 - 2022. Cụ thể: qua 10 năm thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là cầu nối quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động, tổ chức đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc. Mặt trận Tổ quốc các cấp thông qua những người có uy tín để phát động, triển khai thực hiện các phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng đời sống mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác Dân tộc thông qua đội ngũ những người có uy tín để nắm bắt, triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Các ngành Công an, Quân đội, Biên phòng thông qua đội ngũ những người có uy tín để nắm bắt tình hình cơ sở, phát động và triển khai các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, quốc phònginh thần và biểu dương, khen thưởng đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS, cấp Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Quảng Trị…  

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay qua đánh giá các chính sách đã thực hiện so với thực tế, các ý kiến phát biểu của các đại biểu các tỉnh và đặc biệt là ý kiến phát biểu của một số đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy: Việc thực hiện chính sách cấp báo đối với người có uy tín còn nhiều hạn chế do người có uy tín đa số tuổi cao, việc khai thác thông tin báo chí còn nhiều hạn chế; chính sách tham quan, học tập kinh nghiệm đối với người có uy tín đang được thực hiện với quy mô nhỏ, trong khi đó số lượng người có uy tín của tỉnh khá đông; nhu cầu được tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh để thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền người dân xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tốt an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn là cần thiết.

 

 

Ông  Hồ Văn Phương - Người uy tín thôn Trại Cá xã  Tà Long - Phát biểu tại Hội thảo

 

Đ/c  Vi Mỹ Sơn - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An - Phát biểu tại Hội thảo

 

 

Đ/c  Ngô Xuân Thường - Phó chính ủy BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh

 Phát biểu tại Hội thảo

 

Đại biểu cũng đã đề xuất phương án thay thế chính sách cấp báo cho người có uy tín bằng thiết bị nghe, nhìn như radio, ti vi; có chính sách thực hiện chế độ phụ cấp hàng tháng đối với người có uy tín. Bởi trên thực tế, người có uy tín phải tham gia giải quyết nhiều nhiệm vụ như: hòa giải cơ sở, giải quyết những việc liên quan đến phong tục tập quán, các vấn đề chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội, thậm chí là lĩnh vực ma túy, tội phạm….

Bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị - đồng chủ trì Hội thảo đã có những đánh giá về vai trò cũng như việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong thời gian qua: “Người có uy tín có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng dân cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; là người được đồng bào tự nguyện đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tranh thủ ý kiến. Họ có khả năng tuyên truyền, vận động, tập hợp đồng bào thông qua những lời nói và việc làm thiết thực. Trong đồng bào dân tộc thiểu số, vai trò của họ được thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội, từ cấp độ cá nhân, gia đình cho đến cộng đồng. Với khả năng “nói dân tin, làm dân theo”, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được Đảng và Nhà nước xem là lực lượng quần chúng đặc biệt, đóng vai trò quan trọng làm cầu nối không thể thiếu để đưa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc. Từ năm 2012 đến nay, chế độ, chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được thực hiện đầy đủ, góp phần phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”.

 

Đ/c Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh - phát biểu tại Hội thảo

Với yêu cầu ngày càng cao trong công tác dân tộc nói chung và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, Hội thảo đã tạo ra cơ hội để các đơn vị cùng nhau trao đổi, chia sẽ những kết quả đã thực hiện được; đồng thời đưa ra những ý kiến thiết thực để đề xuất với Trung ương có những giải pháp hiệu quả, những chính sách phù hợp nhằm phát huy phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ người có uy tín. Đây cũng là dịp để Ban Dân tộc các tỉnh giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau; thắt chặt thêm mối quan hệ trong công tác nhằm thực hiện tốt hơn nữa các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Thông qua Hội thảo, các đại biểu người có uy tín có điều kiện bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình đối với các Bộ ngành ở Trung ương, các Sở, ban, ngành ở tỉnh, huyện… trong việc thực hiện chính sách dân tộc cũng như tất cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống của đồng bào ở vùng dân tộc thiểu số.

Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp với nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, làm cơ sở cho các đơn vị hữu quan trong việc tham mưu các chính sách đối với người có uy tín trong thời gian tới./.

Tác Giả: Hoàng Thị Tú Oanh

Hiệp định CPTPP và EVFTA
EVFTA
ab
Chương trình 135
Điều tra 53 dân tộc

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 502

Tổng lượt truy cập: 2.167.482