Chi tiết - Ban Dân tộc
44 năm mới làm xong đám cưới
- Ngày đăng: 17-10-2022
- 652 lượt xem
Chiếm 10% dân số tỉnh Quảng Trị, người Vân Kiều hàng ngàn đời nay vẫn duy trì nét truyền thống văn hóa độc đáo trong đám cưới. Đây là một nét đẹp trong đời sống hôn nhân gia đình mà chúng tôi được chứng kiến. Khi những đôi trai gái đến tuổi trưởng thành. Muốn dòng họ công nhận là vợ chồng, người Vân Kiều Quảng Trị phải trải qua hai lần cưới. Theo tục cưới hỏi của người Vân Kiều hai lần cưới được tổ chức gọi chung là “Râng”. Lần cưới thứ nhất (Etla cuôi) khi đôi trai gái lớn khôn, đã tìm thấy người mình “ưng bụng”, họ ra mắt đại diện hai bên gia đình đó là ông cậu rồi tổ chức đám cưới. Lần cưới này tùy theo hoàn cảnh kinh tế hai bên gia đình có thể tổ chức đơn sơ hoặc tổ chức trọng thể, linh đình rồi hai người về sống chung với nhau. Đám cưới lần thứ hai (Col) không hạn định, có thể một thời gian ngắn sau đó, cũng có thể một vài năm, có trường hợp đến vài chục năm, cũng có người đến chết vẫn chưa làm xong đám cưới.
Bốn mươi bốn năm mới làm xong đám cưới:
Đôi vợ chồng có tên là Hồ Kêng (tức Vỗ Lịch) 60 tuổi và Hồ Két (tức Mụn Két) 55 tuổi ở tại thôn Pa Hy, xã Tà Long (huyện Đakrông - Quảng Trị) cưới nhau lần thứ nhất vào năm 1970. Giờ đây con cái Vỗ Lịch và Mụn Két đã lập gia đình hết rồi, có con cháu đề huề thì ông bà mới tổ chức đám cưới vào tháng 3 năm 2014. Vỗ Lịch vui vẻ kể chuyện với chúng tôi “bốn mươi bốn năm mới làm xong đám cưới, hồi đó chúng tôi lấy nhau còn chiến tranh, đám cưới chỉ làm cho có lễ, giờ đời sống khá hơn, có của cải hơn chúng tôi làm đám cưới lớn để hai bên gia đình công nhận chúng tôi là vợ chồng chính thức”.
Vợ chồng Hồ Văn Chương (sinh năm 1948) và Hồ Thị Hồng (sinh năm 1962) cũng trú tại thôn Pa Hy, xã Tà Long làm đám cưới đầu tiên vào năm 1993 đến năm 2012 mới tổ chức cưới lại. Trong ngôi nhà lá đơn sơ của mình bên đồng lúa phía chân đồi xanh thẩm, ông Chương và bà Hồng ngồi tựa vai nhau kể chuyện với chúng tôi. Ông Chương là cựu chiến binh chống Mỹ, đi đánh giặc miết đến ngày trở về cưới vợ ông đã bước sang tuổi 45. Người mà ông yêu thương vẫn chờ đợi ông ngày chiến thắng trở về. Theo ông Chương, cưới lần thứ hai là lúc để gia đình hai bên công nhận vợ chồng, cũng là dịp báo cáo với gia đình hai bên tình hình đời sống vợ chồng. Đám cưới lần hai được tổ chức tại nhà người vợ, khi gia đình người chồng đã thấy điều kiện kinh tế gia đình mình có đủ để sắm lễ vật (lễ vật lớn là 01 con trâu nhưng thường là 01 con lợn, 01 con dê, 05 con gà kèm một số lễ vật như rượu, nếp và một ít tiền) họ nhà chồng thông báo với họ nhà vợ rồi đám cưới được tổ chức. Sáng sớm, dòng họ nhà trai cùng con cháu mang theo những lễ vật đã sắm sửa đầy đủ rồi cùng dắt nhau đến nhà gái. Tại đây, đám cưới được diễn ra thường là hai ngày, có khi đến ba ngày. Hai bên dòng họ cùng làm lễ, mọi người uống rượu chúc mừng cho đôi vợ chồng được sống hạnh phúc. Lần cưới này cũng là lần chú rễ được công nhận là “con rễ chính thức”.
Cưới hai lần và sự duy trì của cuộc sống hạnh phúc:
Tục “Râng” nó không những là nét đẹp trong cưới xin của người dân tộc Vân Kiều.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Hồ Thị Kim Cúc - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đakrông nói rằng “ Râng là truyền thống tốt đẹp đó dân tộc Vân Kiều vẫn gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Râng đã giúp các đôi vợ chồng ý thức duy trì hạnh phúc lứa đôi, bất cứ đôi vợ chồng người Vân Kiều nào cũng đều trãi qua hai lần cưới. Nếu chưa tổ chức được hai lần cưới thì dù có chết đi giữa người chồng và người vợ vẫn chưa thể được coi là vợ chồng. Râng cũng có thể tổ chức tập thể, với hình thức tổ chức này đám cưới sẽ linh đình hơn”
Bài và ảnh: Hoàng Văn Tiến
- Luật đất đai 2024
- NGHỊ QUYẾT đẩy mạnh cải cách hành chính tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025
- KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 04/8/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh
- V/v tăng cường kỷ luật kỷ cương và tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn khi tham gia giao thông
- Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ-BCSĐ của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về quyết tâm thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025
- Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 42
Tổng lượt truy cập: 2.260.545